XỬ LÝ THẾ NÀO KHI THÚ CƯNG BỊ TIÊU CHẢY?

XỬ LÝ THẾ NÀO KHI THÚ CƯNG BỊ TIÊU CHẢY?

09.08.2023

Trong cuộc sống hằng ngày thì việc thú cưng có hệ tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến tiêu chảy rất thường xuyên xảy ra. Vậy chúng ta phải xử lý thế nào khi gặp trường hợp này? Cùng Hi Raw! tham khảo kỹ bài viết sau đây để có cái nhìn khái quát và phương hướng điều trị đúng và tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho Chó Mèo nhà bạn nhé.

 

Nguyên nhân khiến Chó Mèo bị rối loạn tiêu hóa

 

Chó Mèo bị rối loạn tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng đến dạ dày và ruột của chúng, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu thú cưng bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày mà không phát hiện để chữa trị kịp thời thì có thể biến chứng sang các bệnh khác như đường ruột, táo bón, thậm chí dẫn đến tử vong.

 

 

Tiêu chảy thông thường

 

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy thông thường:

– Stress: Ví dụ nếu Chó Mèo của bạn không quen đi xe, khi mang tới thú y hoặc đi đến nơi lạ, có thể làm nó tiêu chảy. Thường bệnh sẽ qua rất nhanh.

– Thay đổi thức ăn đột ngột: Một số giống Chó Mèo rất nhạy cảm với việc thay đổi thức ăn dẫn đến tiêu chảy. Do đó, phải thay đổi thức ăn từ từ trong 1-2 tuần.

– Ăn thức ăn thừa bị hư, nhiều mỡ, có vật lạ (ví dụ như mảnh xương cứng như xương gà) hoặc được cho ăn quá nhiều: Chó Mèo trưởng thành khi bị tiêu chảy thông thường có thể khống chế bằng cách cắt thức ăn. Khi dạ dày chúng rỗng 12-24 giờ, ruột sẽ được nghỉ, có thời gian lành viêm sưng và ruột sẽ không có gì để đẩy ra. Hiếm trường hợp Chó Mèo trưởng thành bị hạ lượng đường máu khi bị cắt ăn. Nếu thấy chúng có vẻ yếu, ngủ lịm hay suy kiệt có thể cho uống đường glucose trên nướu trong khi chuẩn bị đưa đến thú y.

 

Tiêu chảy nguy hiểm

 

Khi tiêu chảy là biểu hiện của nhiều bệnh nghiêm trọng trên Chó Mèo như:

– Các bệnh do virus gây ra: Carré (Distemper), Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis),giảm bạch cầu ở Mèo…

– Các bệnh do vi khuẩn gây ra: Leptospira, E.coli, Salmonella, …

– Bệnh do ký sinh trùng, nguyên sinh động vật gây ra hoặc cùng kết hợp như: giun đũa, giun móc, giun tóc, sán, cầu trùng, Giardia,…

 

Các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa tiêu chảy ở Chó Mèo

 

Mức độ Quá cấp

 

Chó Mèo bị đau quặn vùng bụng, thân thể lạnh, suy nhược nghiêm trọng (ở mức độ này thông thường Chó Mèo sẽ chết, khó cấp cứu thành công).

 

Mức độ Cấp

 

Tình trạng Chó Mèo sốt cao trong ngày đầu, bỏ ăn, không vận động, niêm mạc tái nhợt.

 

Mức độ Thường

 

Khiến Chó Mèo nôn ra mật có bọt, phân có mùi thối, đôi khi lẫn máu. Khi bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa, Chó Mèo thường có các biểu hiện như bụng to lên; nôn mửa; phân dạng lỏng, chứa cả thức ăn chưa tiêu hóa; tiêu chảy nhiều lần… Việc đi phân lỏng dẫn đến Chó Mèo mất sức, sức khỏe suy yếu dần. Đặc biệt, có những trường hợp Chó Mèo đi phân ra máu do nhiễm ký sinh trùng từ môi trường xung quanh, liếm bộ lông của chúng dẫn tới việc Chó Mèo tử vong.

 

Cách chữa trị Chó Mèo bị rối loạn tiêu hóa tiêu chảy

Nếu như thấy Chó Mèo của bạn có những triệu trứng nêu trên thì cần tiến hành ngay biện pháp chữa trị. Thông thường, việc chữa trị sẽ kéo dài khoảng 10 ngày phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh tình và sự chăm sóc kiên nhẫn của chủ.

Đầu tiên, cần đưa Chó Mèo đến cơ sở thú y khám chữa bệnh gần nhất. Trong trường hợp không có cơ sở khám chữa bệnh cho thú y, bạn cần ngừng cho ăn, chỉ cho uống và kiểm tra lại những nguyên nhân có thể gây bệnh (thức ăn, nước uống, thời tiết…).

Tuyệt đối không được uống sữa, uống sữa sẽ làm tình trạng bệnh tình thêm nguy kịch. Tiếp theo cần vệ sinh nơi ở của Chó Mèo đảm bảo vệ sinh, tránh việc lây nhiễm sang vật nuôi khác cũng như tránh việc phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Lưu ý: thay cát Mèo đi vệ sinh tối thiểu 1 lần/ ngày, Chó thì lau rửa khay vệ sinh, ngoài ra cần lau chùi khử khuẩn nơi ở của Chó Mèo nữa nhé.

Khi thấy Chó Mèo của bạn có dấu hiệu phục hồi, bạn sử dụng các thực phẩm bổ trợ, trợ sức như các vitamin, cho ăn đồ ăn ít nhưng cần thái nhỏ, nấu chín, hạn chế đồ tanh sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng. Nếu có điều kiện kinh tế, bạn mua thịt bò nấu chín thái nhỏ cho Mèo ăn, ăn thịt bò sẽ giúp tăng hồng cầu trong máu, giúp Mèo phục hồi nhanh hơn.

 

Phòng bệnh Chó Mèo bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy

Từ lúc Chó Mèo bị rối loạn tiêu hóa đến các biểu hiện xuất hiện ra ngoài thường diễn ra trong vòng vài ngày nên rất khó phát hiện. Chính vì thế mà người nuôi Chó nên để ý đến hệ tiêu hóa của Chó Mèo và các biểu hiện của Chó Mèo thường xuyên hơn. Đây là một số biện pháp phòng tránh:

 

 

Tiêm phòng Vacxin

 

Tiêm phòng đầy đủ cho Chó Mèo, ở Chó tiêm phòng mũi 7 bệnh 3 lần mỗi mũi cách nhau 21 ngày. Ở Mèo tiêm phòng mũi 4 bệnh 3 lần các mũi cách nhau 30 ngày.

 

Chế độ ăn và thức ăn

 

Để tiêu hóa các bé khỏe mạnh, các bạn nên Chó Mèo ăn đúng bữa, đủ chất, ăn thực phẩm sạch sẽ, đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (chèn link bài ISO). Khi thả Chó Mèo nên chú ý không để Chó Mèo ăn các đồ vật linh tinh và vui đùa cùng Chó Mèo đang nhiễm bệnh.

 

Tẩy Giun

 

Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho Chó Mèo cứ 2-4  tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.

 

Vệ sinh nơi ở của Chó Mèo

 

Cọ rửa tẩy trùng nơi ở, chuồng, lồng trại của Chó Mèo để tiêu diệt bớt các virus vi khuẩn gây bệnh, và diệt sạch mầm bệnh.

Hi vọng qua bài viết các bạn có được những kinh nghiệm quý báu và các hướng xử lý cũng như cách xử lý kịp thời khi Chó Mèo nhà bạn gặp phải bệnh rối loạn tiêu hóa tiêu chảy.

 

Truy cập các trang thông tin chính thức của Hi Raw! để biết thêm thông tin về sản phẩm raw food cho Chó Mèo, thông tin về sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi tại:

🐶 Facebook Fanpage: Hi Raw!

🐱 Website: https://feedhiraw.com/

😻 Zalo OA: Hi Raw!

🐈 Shopee: Hi Raw! Official Store

🐩 Hotline: 0919800805

 

Bài viết liên quan

Mãi hóng tin nóng

Hôm nay Boss ăn no chưa?

Boss chưa có gì ăn!
Tổng tạm tính 0₫
Thanh toán
article