NHỮNG CĂN BỆNH NGUY HIỂM MÀ MÈO DỄ MẮC PHẢI

NHỮNG CĂN BỆNH NGUY HIỂM MÀ MÈO DỄ MẮC PHẢI

29.02.2024

Mèo, giống như các loài động vật khác, có thể mắc phải nhiều loại bệnh khác nhau. Việc hiểu biết về các bệnh phổ biến ở mèo có thể giúp chủ nhân nhận biết triệu chứng sớm và cung cấp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số bệnh phổ biến mà mèo có thể mắc phải:

 

 

 

Bệnh Viêm đường Hô Hấp trên

 

Bệnh viêm đường hô hấp trên mạn tính ở mèo là một trong các căn bệnh phổ biến và lây lan mạnh cho mèo độ tuổi dưới 1 năm, là vấn đề phức tạp của các hộ gia đình nuôi nhiều mèo và các trại nuôi sinh sản. Bệnh khiến mèo thường xuyên chảy nước mũi, ho, đôi khi gây viêm kết mạc, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm phổi và tử vong.

 

Dấu hiệu

  • Chảy nước mũi;
  • Hắt xì;
  • Khó thở;
  • Thở nặng hoặc ngủ ngáy do khó thở;
  • Thở dồn dập (thở ồn ào bằng miệng do cản trở luồng không khí qua mũi hoặc vòm họng).
 

Phòng tránh

  • Tiêm phòng định kỳ, giữ môi trường sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mèo bệnh;
  • Khám thú y thường xuyên và chăm sóc phòng ngừa có thể giúp nắm bắt và điều trị sớm các vấn đề;
  • Thực hành vệ sinh tốt và rửa tay kỹ khi xử lý, chăm sóc cho chó mèo.
 

Bệnh Răng Miệng

 

Bệnh răng miệng ở mèo gây ra nhiều khó chịu, đau đớn, tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe. Tình trạng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến việc ăn uống. Thêm vào đó, mèo có thể bị gãy hoặc rụng răng, áp xe chân răng, có khối u ở miệng… Mèo thường có xu hướng giấu cơn đau rất giỏi. Bệnh phát triển âm thầm theo thời gian và rất khó phát hiện khi mới bắt đầu.

 

Dấu hiệu

  • Hơi thở hôi;
  • Gặp khó khăn khi ăn uống, chán ăn và ăn ít hơn;
  • Rụng răng hoặc răng lung lay;
  • Lấy chân chạm vào miệng hoặc cọ xát miệng xuống đất,…;
  • Cao răng vàng hoặc nâu trên răng;
  • Chảy máu lợi hoặc nướu đỏ (hoặc có máu trên đồ chơi nhai hoặc trong bát thức ăn và nước);
  • Chảy nước dãi quá mức;
  • Cáu gắt, khó chịu;
  • Sụt cân;
  • Viêm trong miệng, đau miệng.
 

Phòng tránh

  • Chăm sóc nướu, thực hiện vệ sinh răng đều đặn, kiểm tra sức khỏe miệng định kỳ;
  • Răng của các bé cần được làm sạch 2 lần mỗi năm, chụp X-Quang, đánh bóng và loại bỏ răng bị bệnh khi cần thiết. Chụp X-Quang rất quan trọng vì có thể phát hiện sớm các vấn đề bất thường về răng miệng ở mèo;
  • Tuân thủ đúng lịch tiêm chủng vì virus có thể gây viêm nướu/ lợi. Đừng chủ quan vì nghĩ rằng mèo chỉ nuôi nhốt trong nhà;
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực bát ăn uống của mèo.
 

Viêm Phúc Mạc ở Mèo (Feline Infectious Peritonitis - FIP) 

 

FIP là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi coronavirus ở mèo. Nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và cơ thể của mèo và thường là bệnh tử vong.

 

Đối tượng

Mèo ở mọi lứa tuổi khi bị nhiễm virus Corona đều có thể có nguy cơ phát triễn thành bệnh FIP. Ngoài ra những mèo có hệ miễn dịch yếu như mèo con, mèo bị nhiễm virus bệnh bạch cầu (FeLV) và mèo già cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Hầu hết virus FIP phát triển ở mèo dưới 2 năm tuổi, nhưng mèo ở mọi lứa tuổi vẫn có thể nhiễm bệnh.

 

Hình Thức

  • Dạng điển hình: đặc trưng bởi sự tích tụ dịch ở bụng, hoặc ở ngực ( nhưng tỉ lệ ít hơn ) mèo có thể có các triệu chứng tương tự như các dạng không điển hình, gồm giảm cân, sốt, chán ăn, và hôn mê. Nhưng tiến triển thường nhanh chóng, mèo đột nhiên sình bụng , do tích tụ chất dịch trong ổ bụng khi lượng dịch quá nhiều có thể gây suy hô hấp. FIP rất khó chẩn đoán vì mỗi con mèo có thể hiển thị các triệu chứng khác nhau và triệu chứng lại giống nhiều bệnh khác;
  • Dạng không điển hình: dạng này không bộc lộ ẩn bên trong. Mèo sẽ bộc lộ không rõ ràng chậm hơn dạng điển hình, các triệu chứng gồm sụt cân mãn tính, trầm cảm, thiếu máu, sốt kéo dài mà không thể điều trị bằng khánh sinh.
 

Phòng tránh

  • Hạn chế tiếp xúc với mèo bệnh, giữ vệ sinh môi trường;
  • Vaccine chống lại FIP: Đã có 1 loại vaccine phòng chống FIP (Primucell, Pfizer Animal Health, New York).
 

Bệnh Tiểu Đường (Diabetes)

 

Mèo tiểu đường là một bệnh lý chuyển hóa phổ biến ở mèo. Bệnh này xảy ra khi cơ thể mèo không thể sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả.

 

Triệu chứng

  • Đái nhiều và thường xuyên hơn thường lệ: Mèo bị tiểu đường sẽ thường xuyên đi tiểu hơn so với bình thường và nhiều lần trong ngày;
  • Uống nước nhiều hơn bình thường: Mèo bị tiểu đường thường có nhu cầu uống nước nhiều hơn so với bình thường, vì cơ thể của họ mất nước nhanh hơn;
  • Giảm cân: Mặc dù mèo có thể ăn nhiều hơn bình thường, nhưng chúng vẫn có thể giảm cân do không thể sử dụng đường và các chất dinh dưỡng khác một cách hiệu quả;
  • Thèm ăn nhiều hơn: Do cơ thể không thể sử dụng được đường, mèo bị tiểu đường sẽ cảm thấy đói nhanh hơn và có xu hướng ăn nhiều hơn;
  • Khó thở: Mèo bị tiểu đường có thể thở khò khè hoặc thở nhanh hơn;
  • Lông xù: Lông của mèo bị tiểu đường có thể trở nên xù và không bóng khỏe.
 

Điều trị

  • Quản lý chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể chất. Thông thường, chế độ ăn uống cho mèo bị tiểu đường sẽ bao gồm thức ăn giàu chất xơ, ít chất béo và đường, và có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết như taurin;
  • Tiêm insulin: Nếu mèo của bạn bị tiểu đường loại 1, bác sĩ thú y sẽ tiêm insulin cho mèo để giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu. Thường thì mèo cần được tiêm insulin mỗi ngày theo lịch trình được định sẵn. Tuy nhiên, việc điều trị bằng insulin cần được thực hiện đúng cách và chính xác để tránh tình trạng nguy hiểm;
  • Theo dõi sát khuẩn: Mèo bị tiểu đường cũng có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn khác. Vì vậy, việc theo dõi sát khuẩn và sức khỏe tổng thể của mèo là rất quan trọng;
  • Theo dõi định kỳ: Mèo bị tiểu đường cần được theo dõi định kỳ bởi bác sĩ thú y để kiểm tra tình trạng sức khỏe và nồng độ đường trong máu của mèo. Việc theo dõi định kỳ sẽ giúp phát hiện và điều chỉnh các vấn đề sức khỏe kịp thời. Kiểm soát cân nặng: Chỉ số khối cơ thể (BMI) của mèo cũng là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát tiểu đường. Hãy đảm bảo rằng mèo của bạn không bị thừa cân hoặc béo phì.
 

Hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV)

 

Hội chứng suy giảm miễn dịch ở mèo (FIV) là bệnh nhiễm trùng quan trọng đối với họ nhà mèo, có mặt khắp nơi trên thế giới do một loại virus thuộc họ Retrovirus gây ra. Đó là loại virus cùng họ với virus giảm bạch cầu ở mèo (FeLV) và virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người là HIV.

 

Giai đoạn 

Mèo bị nhiễm FIV trải qua ba giai đoạn của bệnh, giống như nhiễm HIV ở người.

 
  1. Giai đoạn đầu hoặc cấp tính: Ở giai đoạn này bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, sưng hạch bạch huyết, da nhạy cảm và dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng đường ruột . Thường xảy ra 4-6 tuần sau khi tiếp xúc với virus FIV.
  2. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tiềm ẩn hoặc cận lâm sàng: Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều năm và thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Trong giai đoạn này , hệ thống miễn dịch có thể từ từ bị phá hủy và khi suy giảm miễn dịch trở nên trầm trọng, giai đoạn thứ ba của nhiễm trùng sẽ xảy ra.
  3. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn cuối giống như AIDS và xảy ra phổ biến nhất ở mèo 5-12 tuổi. Trong giai đoạn lâm sàng cuối cùng này, hệ thống miễn dịch của mèo không thể hoạt động vì virus FIV đã giết chết các tế bào miễn dịch trong hệ thống. Do đó, cơ thể mèo rất dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng do các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Thông thường, chúng rất khó gây ra bệnh nặng ở mèo. Nhưng kể từ khi không bị kiểm soát bởi hệ thống miễn dịch, chúng sẽ được nhân lên nhanh chóng và gây bệnh. Các căn bệnh này được gọi là nhiễm trùng cơ hội.
 

Điều trị

  • Thực tế thì vẫn chưa có kháng thể để điều trị một cách cụ thể đối với mèo nhiễm FIV. Và vì mèo có thể mang vi khuẩn trong một thời gian dài trước khi các triệu chứng xuất hiện, nên việc điều trị tập trung chủ yếu vào việc kéo dài giai đoạn không có triệu chứng, hoặc khi các triệu chứng dần biểu hiện ra, nhằm giảm bớt các hoạt động của vi khuẩn theo các dấu hiệu của căn bệnh mà mèo đang mắc phải.
  • Trong suốt quá trình điều trị, chú mèo cần được cung cấp chế độ chăm sóc đặc biệt, dinh dưỡng tốt và tiêm kháng sinh các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
  • Nếu chú mèo của bạn là mèo đực, thì chú nên bị thiến để giảm nguy cơ chiến đấu và lây lan nhiễm trùng. Ngoài ra, nên nhốt mèo bệnh trong nhà để hạn chế việc lây lan bệnh sang mèo khác.
  • Duy trì dinh dưỡng chất lượng tốt - tránh thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng nhằm giảm nguy cơ tiếp xúc với ký sinh trùng và vi khuẩn có thể gây bệnh.
  • Duy trì thói quen chăm sóc sức khỏe cho chú mèo của bạn như thường xuyên diệt bọ chét, tiêm chủng phòng bệnh...
  • Chẩn đoán kịp thời và điều trị thích hợp bệnh FIV tùy theo giai đoạn và những bệnh đang mắc phải nhằm ức chế sự gia tăng của bệnh và vi khuẩn trong cơ thể có thể giúp mèo nhiễm FIV duy trì chất lượng cuộc sống trong một thời gian dài.
 

Phòng tránh

  • Tiêm phòng định kỳ, tránh tiếp xúc với mèo bệnh.
  • Cách tốt nhất để ngăn không cho chú mèo của bạn nhiễm virus FIV là giữ chúng ở trong nhà, tránh bất kỳ cơ hội tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh. Nếu đi dạo và muốn cho chú mèo đi cùng, bạn nên giữ chúng bằng một sợi dây xích.
  • Và nếu chú mèo của bạn được gởi gắm đến những nơi hoặc những ngôi nhà với những chú mèo khác thì cần chắc chắn rằng tất cả các chú mèo đều có kết quả thử nghiệm âm tính với FIV. Ngược lại, bất kì chú mèo nào trước khi vào nhà bạn cũng cần đã thông qua những cuộc kiểm tra FIV trước đó.
 

Bệnh Thận (Chronic Kidney Disease - CKD)

 

Bệnh thận mãn tính là một tình trạng phổ biến ở những con mèo lớn tuổi. Đó là một phần bình thường của sự lão hóa khi một số chức năng của thận ngừng làm việc. Nhưng khi quá nhiều nephron ngừng hoạt động, thận của mèo không thể lọc máu và di chuyển các chất thải từ máu vào nước tiểu. Kết quả là một số chất có thể tích tụ trong cơ thể của mèo và làm cho mèo mắc phải bệnh thận.

Bệnh thận có thể thường thấy ở những con mèo lớn tuổi, tuy nhiên, mèo ở giai đoạn trưởng thành cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Mặc dù không thể biết được nguyên nhân chính xác của căn bệnh này, bạn có thể đem chúng đến phòng khám thú y để được xác định nguyên nhân căn bệnh là do di truyền, nhiễm trùng hay cho chúng ăn phải những chất độc hại.Phòng tránh: Kiểm tra chức năng thận định kỳ, cung cấp nước sạch và chế độ ăn thích hợp.

 

Triệu chứng

Thường xuyên đi tiểu. Mặc dù bạn có thể nghĩ đây là một dấu hiệu cho thấy thận của mèo hoạt động tốt, điều đó thực sự có nghĩa là bé không thể giữ nước. Đi tiểu bên ngoài khay cát của mèo là một bệnh lí khác.

  • Uống rất nhiều nước. Điều này có nghĩa là con mèo của bạn đang cố gắng để thay thế chất lỏng chúng bị mất đi khi đi tiểu.
  • Nhiễm trùng bàng quang và thận.
  • Giảm cân và chán ăn.
  • Nôn mửa, tiêu chảy, nước tiểu có máu hoặc đục.
  • Miệng loét, đặc biệt là lợi và lưỡi.
  • Hôi miệng với mùi giống amonia.
  • Lớp lông khô.
  • Táo bón.
  • Mệt yếu và thờ ơ.
 

Điều trị

  • Có một điều vô cùng đáng tiếc, bệnh thận không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, có nhiều cách để có thể kiểm soát bệnh thận, cải thiện chất lượng cuộc sống của mèo nhà bạn hơn.
  • Việc đầu tiên, con mèo của bạn cần phải ăn. Những con mèo của bạn sẽ cảm thấy chán ăn, nhưng hãy nhớ rằng chúng rất cần những chất dinh dưỡng để có thể hoạt động. Khi đến thăm khám bác sỹ thú y, họ sẽ cho bện một số lời khuyên về chế độ ăn kiêng đặc biệt với lượng protein và photpho giảm thiểu, giúp mèo cải thiện sức khỏe hơn.
  • Tiếp theo, bạn cần chuẩn bị thật nhiều nước, vì bệnh thận thường khiến mèo bị mất nước. Ngoài ra, hãy để mèo của bạn có không gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh sự ồn ào.
  • Chăm sóc sức khỏe định kỳ và thăm bác sĩ thú y khi cần thiết là quan trọng để giữ cho mèo khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật.

 

 

Hi Raw! là thức ăn tươi sống cho chó mèo theo chế độ BARF - chế độ thuận sinh học tự nhiên, được thiết kế hoàn chỉnh nhất cho cơ thể và nhu cầu thiết yếu của các bé "lắm lông".

 

Truy cập các trang thông tin chính thức của Hi Raw! để biết thêm thông tin về sản phẩm raw food cho chó mèo, thông tin về sự kiện hoặc chương trình khuyến mãi tại:

🐶 Facebook Fanpage: Hi Raw!

🐱 Website: https://feedhiraw.com/

😻 Zalo OA: Hi Raw!

🐈 Shopee: Hi Raw! Official Store

🐩 Hotline: 0919800805

Bài viết liên quan

Mãi hóng tin nóng

đu trend
thú cưng

@Feedhiraw

Hôm nay Boss ăn no chưa?

Boss chưa có gì ăn!
Tổng tạm tính 0₫
Thanh toán
article